Tỷ phú đầu tiên của “Ngõ hẻm Sillicon”

Tỷ phú đầu tiên của “Ngõ hẻm Sillicon”

Jon-oringer

Với việc cổ phiếu của thị trường kinh doanh kho ảnh và video tăng lên mức kỷ lục vào ngày 29-6 vừa qua, doanh nhân 39 tuổi Jonathan Oringer – người sở hữu 55% trong Shutterstock – đã nâng giá trị tổng tài sản của mình lên 1 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.

Anh đang kiểm soát 18,5 triệu cổ phiếu thông qua Công ty đầu tư Pixel Holdings Inc. Cổ phiếu Shutterstock tăng đến 4,1%, đạt 55,78 USD trước khi đóng cửa phiên giao dịch trên sàn New York ngày 29-6.

Hiện Shutterstock đã có khoảng 28 triệu bức ảnh, hình minh họa và video có bản quyền được rao bán trên website. Giá trị của Shutterstock đã tăng gấp ba kể từ khi IPO hồi tháng 10-2012.

Tài sản của Oringer tăng mạnh giữa lúc thị trường đang chứng kiến nhiều thương vụ sáp nhập, thâu tóm các công ty công nghệ ở New York, như Stratasys Ltd – nhà sản xuất máy in 3D có trụ sở ở Minnesota đã đồng ý mua lại MakerBot Industries với giá 403 triệu USD vào khoảng cuối tháng 6-2013 hay trong tháng 5-2013, Yahoo cũng thâu tóm mạng xã hội Tumblr Inc. trong phi vụ đình đám trị giá 1,1 tỉ USD.

Oringer đã thành lập Shutterstock vào năm 2003 chỉ với 3.000 bức ảnh do chính anh chụp. “Tôi chụp ảnh mọi thứ xung quanh mà tôi đã nhìn thấy trong suốt một năm và sẽ đi khắp thế giới để chụp. Một ngày nào đó, tôi sẽ có kho hình hàng ngàn tấm”, Oringer chia sẻ.

Đến nay, Shutterstock đã bán ảnh cho 750.000 khách hàng tại hơn 150 quốc gia trên thế giới, thông qua các website cũng nhưtài liệu tiếp thị bản cứng hoặc kỹ thuật số, theo Shutterstock. Thu nhập ròng tăng 117% lên 47,5 triệu USD trong năm 2012, trong khi doanh thu tăng 41% đạt 169,6 triệu USD.

Ông Andre Sequin – nhà phân tích tại RBC Capital Market – nhận định: “Shutterstock là một trong những công ty vững chắc nhất trong thị trường Internet. Khi so sánh với các đợt IPO công nghệ gần đây, cổ phiếu của công ty này là một trong số ít chứng minh được là sinh lợi nhuận”.

Không giống như Getty và Corbis, Shutterstock không sở hữu nội dung của mình. Các cộng tác viên của website, bao gồm nhiếp ảnh gia, họa sĩ và nghệ sĩ đến nay được trả hơn 150 triệu USD nhưng vẫn giữ được bản quyền tác giả. Chiến lược này cho phép công ty giữ được chi phí đầu tư thấp mà vẫn thu hút nhân tài.

Tài sản của Oringer tăng trùng với thời điểm thị trường công nghệ ở New York leo thang. “Có một sự thay đổi tận dụng sức mạnh vốn có của thành phố New York. Tumblr và Shuttershock, họ không phải phá bất kỳ một luật lệ nào của khoa học máy tính hay kỹ thuật điện từ mà vẫn xây dựng được doanh nghiệp”- ông Frank Rimalovski, giám đốc điều hành Qũy Innovation Venture Fund của Đại học New York, nhận định.

Sưu tầm