Nhường nhịn
|Nhường nhịn
Có một chàng thư sinh vừa bước lên cây cầu gỗ nhỏ thì trông thấy một phụ nữ đang mang thai qua cầu theo hướng ngược lại, vì cây cầu vừa nhỏ vừa hẹp nên chàng bèn lùi lại nhường đường cho người phụ nữ kia qua cầu trước. Sau khi người phụ nữ kia qua cầu, chàng lại bước lên cầu để đi qua cầu bên kia, nhưng mới được nửa cầu thì gặp một tiều phu đi đốn củi về. Thấy vậy chàng không nói gì, lặng lẽ quay lại, nhường đường cho người tiều phu.
Lần thứ ba, chàng không dám tuỳ tiện lên cầu nữa, mà đợi đến khi mọi người qua cầu hết, chỉ còn lại một mình mới dám bước lên. Nhưng khi sắp qua được tới đầu cầu bên kia thì bỗng nhiên có một bác nông dân đẩy xe hàng lên cầu. Lần này chàng không muốn quay lại, bèn hạ mũ xuống, cung kính nói với bác nông dân:
- Này anh nông dân, anh nhìn xem, tôi đã đi gần đến đầu cầu bên này rồi, anh có thể nhường cho tôi qua trước không?
Anh nông dân không đồng ý, còn trừng mắt nhìn chàng thư sinh nói:
- Anh không thấy tôi đang đẩy xe sao?
Vì vậy họ bắt đầu to tiếng cãi nhau, không ai chịu nhường ai. Ngay lúc đó, dưới sông có một chiếc thuyền mộc tiến đến, một vị lão tăng đang ngồi trên thuyền. Hai người nhờ lão tẵng này đứng ra xử lý giúp. Nghe xong câu chuyện, lão tăng chắp tay, miệng niệm nam mô rồi hỏi người nông phu.
- Có phải thí chủ đang rất vội?
Người nông phu trả lời:
- Đúng vậy, trời sắp tối mà giờ này tôi vẫn chưa đến được chợ.
Lão tăng nói:
Thí chủ đã vội như vậy, tại sao còn tốn thời gian tranh đường với vị thí chủ này nữa? Chỉ cần lùi vài bước, thì vị thí chủ này đã qua được cầu, lúc đó chẳng phải thí chủ sẽ nhanh chóng qua cầu để đến chợ sao?
Nghe thế người nông dân không nói gì nữa, lão tăng lại cười nói với chàng thư sinh:
- Tại sao thì chủ lại không nhường đường cho người nông phu này? Có phải vì thí chủ còn vài bước nữa là qua được cầu không?
Chàng thư sinh bèn nói:
- Vì trước người nông phu này, tôi đã nhường đường cho nhiều người, nếu cứ tiếp tục như thế, không biết đến bao giờ tôi mới qua được cầu.
- Nhưng bây giờ thì chủ vẫn chưa qua được cầu mà – lão tăng lại nói: – Thí chủ đã nhường đường cho nhiều người, giờ nhường thêm cho người nông dân này nữa, cho dù thí chủ vẫn chưa qua được cầu, nhưng điều đó cho thấy phong thái của thí chủ, tại sao lại không làm?
Nghe thấy thế, chàng thư sinh tự cảm thấy hổ thẹn.