Người Do Thái học kinh doanh: Muốn làm kinh doanh thành công lớn, cần phải biết mượn thế từ người có ảnh hưởng lớn để làm giàu cho mình

Kinh doanh nhỏ, có thể thành công được hay không luôn được quyết định bởi bản thân người kinh doanh. Mô hình kinh doanh đó của bạn đã đủ tốt hay chưa? Thị trường có rộng mở hay không? Lợi nhuận, doanh thu có ổn định không?…

Một khi đã kinh doanh lớn sẽ có rất nhiều nhân tố quyết định thành bại. Trong rất nhiều những nhân tố đó, người Do Thái cho rằng, biết cách mượn thế lực từ những người có sức ảnh hưởng lớn là một trong những nhân tố quan trọng.

Độ khó của kinh doanh lớn ngày càng khó. Chỉ dựa và thực lực bản thân sẽ rất khó thành công. Nhưng nếu biết cách mượn thế mượn lực từ những người có sức ảnh hưởng lớn. Nghĩa là bạn đã thành công được một nửa.

Rothschild là gia tộc tài chính giàu có nhất toàn Châu Âu và toàn thế giới. Thuở ban đầu, người sáng lập gia tộc là Mayer Amschel Rothschild chỉ là một người kinh doanh nhỏ. Chuyên buôn bán tiền cổ và huy chương.

Sau này, ông kinh doanh lớn, có được thành công và sáng lập gia tộc tài chính Rothschild. Một nguyên nhân quan trọng khiến ông thành công đó là ông biết cách mượn thế từ người có ảnh hưởng lớn để làm giàu cho chính mình.

Mayer – Nhân vật điển hình về kinh doanh mượn thế từ người có ảnh hưởng

Thế kỷ 19, người Do Thái ở Châu Âu phải chịu đủ sự kỳ thị. Mayer lúc bấy giờ là một người kinh doanh nhỏ. Tuy có đủ cơm ăn, áo mặc và có chút vốn liếng nhưng vẫn bị người khác kỳ thị.

Mayer ý thức được rằng, nếu tiếp tục kinh doanh nhỏ sẽ rất khó nâng cao địa vị bản thân. Và càng khó hơn trong việc thay đổi thân phận bị kỳ thị. Muốn thay đổi tất cả, phải kinh doanh lớn.

Làm kinh doanh lớn như thế nào? Sau khi suy nghĩ kỹ càng. Mayer nhận định rằng, Châu Âu thời điểm đó chỉ khi hợp tác với cung đình, mượn thế lực cửa những nhân vật lớn có sức ảnh hưởng trong hoàng thân quốc thích mới có khả năng kinh doanh lớn một cách nhanh chóng.

Sau khi đã có chủ ý rõ ràng. Mayer bắt đầu chạy vạy, làm đủ mọi việc để liên kết sợi dây quan hệ với những nhân vật lớn. Nhưng mãi mà không thể thành hiện thực.

Thế rồi một hôm, cơ hội cuối cùng cũng đã xuất hiện với Mayer. Lúc đó, có một vị công tước tên là Biham vừa mới thắng lợi trong một cuộc thi đánh cờ. Tâm trạng phấn khởi nên đồng ý gặp mặt Mayer. Trước đó, Mayer đã nhiều lần xin gặp mặt.

Mayer và Biham tuy không phải là hồng nhan tri kỷ gì. Nhưng nói chuyện khá vui vẻ. Nhân cơ hội tâm trạng công tước đang vui cộng thêm cuộc nói chuyện đang rất sôi nổi. Mayer nhân dịp đó tiếp thị huy chương và tiền cổ cho công tước Biham với giá lỗ vốn.

Mục đích chính là muốn lấy lòng công tước. Để có thể nhận được cơ hội hợp tác lâu dài mà làm ăn lớn với Biham. Mayer cho rằng Biham chắc chắn sẽ có lợi lớn cho mình.

Công tước Biham trong lúc tâm trạng đang vui, nên đã dứt khoát mua lại toàn bộ số huy chương và tiền cổ mà Mayer tiếp thị. Sau này, Mayer lại tiếp tục không ngừng tiếp thị huy chương và tiền cổ cho công tước Biham với giá lỗ vốn.

Cứ như thế, lâu dần, việc thu thập huy chương và tiền cổ trở thành sở thích của công tước Biham. Hơn nữa, công tước Biham cũng biết được rằng Mayer đang kinh doanh lỗ vốn với mình. Nên tự nhiên cũng rất coi trọng Mayer.

Về phần Mayer. Mặc dù là kinh doanh lỗ vốn, thiệt hại về tiền không hề đáng kể. Nhưng lại xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với công tước Biham. Nhận được sự tín nhiệm của công tước.

Cùng với việc ngày càng hiểu và tin tưởng Mayer. Công tước Biham bắt đầu giao công việc tài chính trong gia đình cho Mayer xử lý. Đồng thời còn giới thiệu các nhà quý tộc khác trong cung đình cho Mayer.

Không lâu sau, chính xác là năm Mayer 25 tuổi. Ông được phong hàm tước trở thành thương nhân được trọng dụng trong cung đình. Thân phận và địa vị đã khác xa so với trước. Không còn ai dám kỳ thị ông nữa.

Mayer  tận lực cống hiến cho công tước Biham đúng 20 năm. Với tư cách là một người kinh doanh, Mayer có tính nhẫn nại cực kỳ tốt khiến nhiều người kinh ngạc. Cũng nhờ tính nhẫn nại đó mà ông có được rất nhiều cơ hội kinh doanh lớn.

Nhất là trong giai đoạn cách mạng Pháp. Mayer hỗ trợ công tước Biham kinh doanh tài chính và vũ khí quân đội. Giúp Biham kiếm về những món lợi nhuận khủng.

Ông còn cho những người thiếu kinh phí quân sự như Vua và Quý Tộc ở Châu Âu vay mượn những khoản tiền lớn. Kiếm tiền từ những khoản lãi cao. Rất nhanh chóng, các loại vàng bạc châu báu, giấy vay nợ, kỳ phiếu chất đầy trong kho bạc của Mayer.

Dĩ nhiên, vừa làm kinh doanh lớn, Mayer cũng không quên việc phát triển gia tộc của mình. Trong những năm chiến tranh loạn lạc, Mayer mượn thế lực của công tước Biham để thể hiện tài kinh doanh lớn mạnh của mình.  Xây dựng nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển của đế chế gia tộc Rothschild sau này.

Không chỉ có người sáng lập Mayer. Trong thời gian dài sau đó, việc đầu tư vào việc mượn thế lực từ những người có tầm ảnh hưởng lớn dần dần trở thành một trong những chiến thuật kinh doanh cơ bản của gia tộc Rothschild.

Cũng vì lẽ đó mà họ không ngại hy sinh toàn bộ vốn liếng để tham gia vào các ván cờ chính trị của một số quốc gia. Hỗ trợ kìm kẹp những nhân vật chính trị này để thu về những nguồn lợi nhuận khủng từ họ.

Đối với những người kinh doanh mà nói. Muốn làm kinh doanh lớn thì phải giống như người Do Thái mượn thế lực từ những người có sức ảnh hưởng lớn. Dù sẽ nguy hiểm nhưng vẫn đáng được khởi xướng.

Câu chuyện được Sưu tầm từ bytuong.com